[Model Painting] Các loại sơn Citadel

[Model Painting] Các loại sơn Citadel

Tìm hiểu về các loại sơn cũng giúp người chơi có nhiều các lựa chọn khác nhau trong quá trình hoàn thiện mô hình của mình. Vậy đâu là các loại sơn thường được sử dụng trong model painting, đặc điểm của chúng là gì và sự khác nhau giữa những loại sơn này như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Iron Hammer trong bài viết dưới đây.

1. Sơn lót - sơn Primer:

Sơn lót còn được gọi là sơn Primer. Đúng như cái tên, khi phủ loại sơn này lên mô hình, nó sẽ đóng vai trò như một lớp nền giúp các lớp sơn sau bám chắc vào mô hình và khó bị bong ra ngoài. Thêm nữa, màu sắc của sơn lót cũng ảnh hưởng khá lớn tới tông màu chung của mô hình. Chẳng hạn như: sơn lót trắng sẽ khiến mô hình lên màu sáng hơn là sơn lót đen. Tham khảo một số loại sơn lót đang được bày bán tại Iron Hammer.

Sơn lót Citadel rất cần thiết trong sơn mô hình

 

2. Sơn nền - sơn Base:

Sơn base là loại sơn thường được sử dụng đầu tiên trong quá trình sơn mô hình sau lớp lót nhằm tạo nên một lớp nền vững chắc, tăng độ kết dính cho các lớp sơn tiếp theo. Sơn base chứa hàm lượng sắc tố cao và có một số điểm mạnh nổi trội như: thời gian khô sơn nhanh, dễ tán đều, độ phủ rộng mà không làm thay đổi độ đặc dính của sơn. Tham khảo một số loại sơn nền đang được bày bán tại Iron Hammer.

Sơn nền hay sơn base Citadel

3. Sơn đổ bóng - sơn Shade:

Sơn khối, hay còn được gọi là sơn shade, thường được dùng làm lớp sơn phủ để tạo độ sáng tối cho mô hình. Chất sơn lỏng, dễ tán nhưng độ phủ không đồng đều và thời gian chờ sơn khô khá lâu. Thực tế, sơn khối thường được phết lên mô hình theo 2 cách: phết lên toàn bộ mô hình hoặc chỉ sử dụng sơn đối với các khe, góc, rãnh của mô hình. Rõ ràng, sử dụng sơn shade theo cách nào là phụ thuộc vào sở thích của bạn, nhưng chắc chắn rằng, sau khi được quét lên một lớp sơn shade, mô hình của bạn sẽ trông rất ‘nghệ’ đấy. Tham khảo một số loại sơn đổ bóng đang được bày bán tại Iron Hammer.

Sơn khối hay sơn shade Citadel

4. Sơn lớp - sơn Layer:

Sơn lớp, hay sơn layer là loại sơn sở hữu lượng màu sắc đa dạng trong bộ sưu tập sơn Citadel. Nó được tạo ra để dành riêng cho việc làm nổi bật, tạo điểm nhấn cho các đường nét trên mô hình, thường được sử dụng sau khi mô hình đã được quét lớp sơn phủ và sơn bóng. Sơn layer có độ kết dính khá kém nên cần phải sơn nhiều lớp mới có thể trở nên nổi bật. Bên cạnh việc tạo hiệu ứng trên bề mặt, sơn layer cũng có thể dùng để highlight những nét mảnh, những cạnh sắc nhọn hoặc nhô ra của mô hình. Tham khảo một số loại sơn Layer đang được bày bán ở Iron Hammer.

Sơn lớp hay sơn Layer Citadel

5. Sơn tương phản - sơn Contrast:

Sơn tương phản còn hay được gọi là sơn Contrast. Đây là loại sơn khá đặc biệt khi công năng của nó có thể cùng lúc thay thế cả sơn nền (base) và sơn khối (shade). Chất sơn vừa đủ đặc để lên màu thật tươi, vừa đủ loãng để chảy vào những khe rãnh của mô hình tạo nên sự tương phản ngay tức khắc. Chính vì công năng đặc biệt đó mà trong rất nhiều trường hợp, sơn Contrast được sử dụng để sơn những đơn vị quân bao gồm nhiều mô hình, giúp tiết kiệm Khá nhiều thời gian. Tham khảo một số loại sơn Contrast đang được bày bán ở Iron Hammer.

Sơn tương phản hay sơn contrast Citadel

 

ĐỌC THÊM:

6. Sơn khô - sơn Dry:

Sơn khô hay sơn dry là một loại sơn đặc biệt trong bộ sưu tập sơn Citadel, dùng để thực hiện kỹ thuật đánh cọ khô (drybrush). Đây là kỹ thuật khá thân thiện với người mới sơn khi có thể giúp đánh sáng mô hình thật nhanh mà không phải nhờ đến việc highlight bằng sơn layer. Đặc điểm nổi bật của loại sơn này nằm ở độ kết dính của nó. Không giống như các loại sơn khác, sơn khô dường như đóng thành một khối. Khi dùng, ta có cảm tưởng như việc đánh  phấn trong trang điểm. Cũng vì đặc tính này nên người sơn được khuyến khích chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ sơn khô trong mỗi lần sơn, song, kết quả tạo ra trên mô hình thì lại rất đáng kinh ngạc đấy. Tham khảo một số loại sơn Dry đang được bày bán tại Iron Hammer.

Sơn khô hay sơn Dry Citadel

7. Sơn hiệu ứng - sơn Technical:

Sơn kỹ thuật giúp tạo ra các hiệu ứng đặc biệt trên mô hình, chẳng hạn như: máu me rùng rợn, chiến trường tàn khốc, hay đơn giản chỉ là những phần được tô điểm gỉ sét hoặc đang bị ăn mòn. Đây là những đặc điểm rất khó được mô tả dễ dàng và bắt mắt thông qua các loại sơn Citadel khác. Ngoài ra, sơn kỹ thuật thường được sử dụng ở công đoạn cuối cùng trong quá trình sơn nhằm tạo ra được một mô hình được tô vẽ hoàn chỉnh nhất. Tham khảo một số loại sơn Technical đang được bày bán tại Iron Hammer.

Sơn kỹ thuật hay sơn Texture Citadel

8. Sơn kim loại - sơn Metallics:

Điều làm cho sơn kim loại đặc biệt chính nằm ở tính ánh kim của nó. Thông thường, sơn kim loại sẽ được sử dụng cho các loại khiên, giáp, hoặc búa, nhằm phản ánh đúng được tính chất thực tế của các loại vũ khí, dụng cụ bảo vệ này, đồng thời, khiến chúng trở nên lấp lánh hơn rất nhiều ở trên mô hình. Tuy nhiên, ghi nhớ rằng nên rửa cọ thật kỹ với nước sau khi sơn để tránh làm dính sơn kim loại vào các màu sơn khác vì sơn kim loại rất nổi bật đấy. Tham khảo một số loại sơn Metallics đang được bày bán tại Iron Hammer.

Sơn kim loại Citadel

9. Sơn xịt - sơn Spray:

Sơn xịt hay sơn spray, thường được sử dụng trong bước sơn lót thay cho sơn base. Đặc điểm nổi trội của loại sơn này là độ phủ nhanh chóng và lớp sơn có độ mịn cao khi người sử dụng phun đều tay. Một điểm lưu ý là hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên lọ xịt sơn để đảm bảo các vấn đề về an toàn và sức khỏe nhé. Tham khảo một số loại sơn Spray đang được bày bán tại Iron Hammer.

Sơn xịt hay sơn Spray Citadel

Trên đây là một số đặc điểm và công năng của các loại sơn Citadel được sử dụng phổ biến trong quá trình sơn mô hình. Ghé thăm Store hoặc tham khảo website của IronHammer để biết thêm chi tiết về các loại sơn này.

 

ĐỌC THÊM:

← Bài trước
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận